Archive for Tháng Mười Một, 2012


Từ trước đến nay có rất nhiều người đặt câu hỏi: Bùi Giáng có phải một người bị mắc bệnh điên hay không? Cũng đã có rất nhiều bài viết về Bùi Giáng đề cập đến vấn đề này, trong đó một số tác giả khẳng định Bùi Giáng người điên trong khi một số khác lại nói ngược lại.

Trong một bài viết, tác giả Trần Đới khẳng định:

“Một sự thực Bùi Giáng chưa bao giờ điên. Cũng như anh chẳng bao giờ giả điên. Càng chưa bao giờ Bùi Giáng bất mãn trước bất cứ thời thế nào. Bởi lẽ dễ hiểu Bùi Giáng chẳng sống theo thời thế, mà chỉ biết sống từ cõi văn nghệ lúy túy càn khôn của anh. Thời kỳ của Bùi Giáng bộc phát ra bên ngoài mà chúng ta gọi điên, ấy thời kỳ tỉnh lại và hưng phấn cùng độ của người nghệ sĩ. Tất cả lẽ chân thiện mỹ của nghệ thuật thi ca từ nhiều đời nhiều kiếp đều dồn về lúc đó… Bây giờ người thi sĩ này chỉ còn một cách duy nhất để sáng tác nguồn cảm hứng kia sống”.

Một người khác, ông Nhất Thanh, thì viết như thế này:

“Ồ, chẳng có ngôn từ nào thích hợp với Bùi Giáng cả. Ông chỉ một ông già bình thường nhất, dễ thương nhất. Nếu có điên chăng, có lẽ tất cả chúng ta”.

Bùi Giáng hiển nhiên cũng biết việc nhiều người tranh cãi nhau rằng ông có điên hay không điên. Ông đã tự viết về mình như sau:

“Nó điên? Vâng nhưng điên một cách vui vẻ. Bạ đâu gọi đó mẫu thân bát ngát của con. Người ta bảo rằng nó không điên. Có kẻ bảo rằng nó giả vờ điên. Muốn biết nó điên hay không điên, hay giả vờ điên, thì trước hết phải đáp vào câu hỏi: Sao gọi điên? Nhưng mà? Nhưng mà đó một câu hỏi chưa hề có một lời giải đáp dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy”.

Đọc đoạn đó của ông người ta thấy hơi bối rối. Vậy thì Bùi Giáng người như thế nào? Ông một người điên hay một người bình thường? Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: Bùi Giáng đã từng bệnh nhân của bệnh viện tâm thần hẳn hoi. Năm 1969 năm ông in được nhiều tác phẩm nhất nhưng cũng năm mà ông vấp phải cú sốc lớn thứ hai trong đời. Bùi Giáng bị hỏa hoạn thiêu cháy hết toàn bộ sách vở quý hiếm, một số tranh và đặc biệt nhiều bản thảo hoàn chỉnh mà ông rất tâm đắc. Con người hồn nhiên của Bùi Giáng có lẽ không bị sốc vì chuyện này, nhưng sau đó người thân của ông phải đưa ông vào Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa để chữa trị. Cung Tích Biền kể:

“Khoảng đầu thập niên 70 có lẽ người ta đưa ông vào nhà thương điên Biên Hòa chữa cái bệnh đứng ngã ba nhìn ra ngã bảy. Từ nhà thương điên trở ra, bữa gặp nhau thấy ông rất tỉnh. Bèn hỏi một câu thường tình: “Nhà thương Biên Hòa trị cái tẩu hỏa hay nhỉ!”. Ông trả lời tỉnh queo: “Chữa trị quái gì đâu. Chẳng ở ngoài mình thấy mình điên số một, khi vô nhà thương điên mới hiểu ra mình đồ bỏ, điên nhí, điên tiểu thủ công nghiệp; trong nhà thương điên nhiều cha điên thượng thừa, điên vĩ đại hơn mình nhiều. Do vậy mà mình tự động thôi điên“.

Nghe Bùi Giáng nói như thế, hẳn người ta cảm thấy ngờ ngợ rằng những việc làm không giống ai của ông do ông muốn thế chứ chẳng phải do bệnh tật gì gây ra. Nhà văn Đào Hiếu viết:

“Cũng có thể hiểu Bùi Giáng như thế này: Ông coi đời hữu hạn, phi lý, chốn lưu đày, cõi phù du cái mớ bòng bong vớ vẩn…”.

Chung quanh vấn đề Bùi Giáng, có hai điều cần nêu ra sau đây.

Một , không phải chỉ có mình Bùi Giáng vừa có những biểu hiện tâm thần vừa làm thơ viết văn. Có rất nhiều bệnh nhân của các bệnh viện tâm thần nhà văn, nhà thơ, họa sĩ… Họ có thể vẽ tranh, sáng tác văn thơ ngay trong thời gian điều trị bệnh. Có điều họ không có sẵn cái gốc tài năng xuất chúng như Bùi Giáng nên không trở thành hiện tượng đặc biệt mà thôi.

Hai , những hành vi khác người của Bùi Giáng đã được các nhà chuyên môn xác định có nguyên nhân bệnh lý hẳn hoi chứ không phải vấn đề tư tưởng hay nhân sinh quan gì cả. Có điều, vì ta thấy cái điên của ông cũng hơi khác người nên cảm thấy ngờ ngợ. Nhưng dần dần ta sẽ được rõ hơn khi xem xét đến các vấn đề khác. Cần biết rằng, không riêng gì Bùi Giáng mà nhiều bệnh nhân tâm thần khác, tiếp xúc với họ đôi khi ta cũng dễ nhầm lẫn vì thấy họ có vẻ thật thật giả giả, nửa điên nửa tỉnh. Cho nên chúng ta không thể kết luận được về tình trạng của họ mà phải các nhà chuyên môn.

Không ai biết Bùi Giáng, đọc Bùi Giáng mà không yêu mến ông. Đó sự thật. Gọi ông người tỉnh cũng được, điên cũng được, dù tỉnh hay điên ông cũng đã để lại cho đời những vần thơ mênh mang trác tuyệt. Ông mở ra một thế giới thi ca cao vời, ảo diệu. Nói như một người từng gần gũi với ông: “Nhiều người bảo ông chỉ một thằng điên. Tôi chỉ muốn nghĩ thầm cho tôi nếu có được thêm ít người điên như Bùi Giáng, thơ ca ta còn được lạ lùng được kỳ ảo biết bao nhiêu”. Quả đúng như vậy !

Truyện ngắn “Ông họa sỹ làng tôi” đăng trong tập “Mùa hoa bưởi” của nhà văn Thanh Thản – Hội VHNT Ninh Bình đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi những quan điểm nghệ thuật chân chính

Câu chuyện xoay quanh một chặng đường lao động nghệ thuật của nhân vật ông Tuấn, một họa sỹ được đào tạo bài bản. Ông xuất thân từ nông thôn và khi ra trường, ông lại gắn bó với làng quê, đồng ruộng. Theo quan niệm đương thời, một họa sỹ có năng lực như ông mà chỉ ở làng quê được coi như không thành đạt. Nhưng với lao động nghệ thuật, ông lại có được nguồn tư liệu và đề tài sáng tác khá phong phú. Do tranh ông phản ánh cuộc sống lao động thường ngày của người dân quê ngay nơi ông sống, nên ông có nhiều khán giả. Đồng thời chính những khán giả ấy lại là “khách hàng”. Tuy nhiên, họ là đối tượng không giàu có gì, cũng không phải là những người có nhiều đam mê nghệ thuật. Nên tiền bán tranh cũng chỉ đem lại cho ông cuộc sống thường thường bậc trung. Bù lại, “Năm nào đi triển lãm của địa phương, của Trung ương ông cũng đều có giải… nhiều lần được giải cao nữa là khác”.
Từ tiền bán tranh, tiền thưởng, đời sống của ông ngày một khá giả. “Năm gian nhà ngói cũ kỹ đã được thay bằng năm gian nhà mái bằng vững trãi. Ông dành toàn bộ ba gian nhà ngoài làm xưởng họa”. Như vậy, dù đã có một số thành công nhất định, ông Tuấn vẫn say mê nghệ thuật, ông tiếp tục đầu tư cho công việc sáng tạo nghệ thuật. Tài năng và sản phẩm của ông ngày càng được bà con trân trọng. Dân làng thường nói về ông với niềm tự hào bằng những lời ấm áp: “Họa sỹ làng tôi”, hoặc “Làng tôi có một họa sỹ”. Sống giữa làng quê, một người làm nghệ thuật, được nhiều người trân trọng như thế là một phần thưởng không dễ có, một nguồn động viên lớn. Chính người bạn họa sỹ của ông đã thừa nhận: “Phải công nhận là bác làm ăn khá, rất khá, chính là nhờ nghệ thuật đã đi đúng hướng, đã bắt sâu gốc, bền rễ vào cuộc sống…”.
Lại cũng chính ông bạn đưa ra câu “tuyên ngôn” kia dẫn ông Tuấn đến một ngã rẽ của sự nghiệp. Phải nói, đây là một “tai nạn” nghề nghiệp. Là một họa sỹ, nhưng không có khả năng sống bằng lao động nghệ thuật, ông Thông làm nghề mối lái, lọc lừa. Ông Thông đi nhiều nơi, biết được các trào lưu nghệ thuật “mới mẻ”, nên ông khuyên bạn “tìm tòi, khám phá, sáng tạo… theo hướng “siêu hiện đại”. Rồi ông Thông vẽ ra viễn cảnh: “Thời bây giờ là thời mở cửa, tức là phải giao dịch rộng với nước ngoài, phải bán tranh cho Tây, cho những thằng lắm tiền…”. Theo ông Thông, “Tranh bán cho bà con nông dân… thì được bao nhiêu, thì phí quá…”. Như vậy, vì tiền, ông Thông đã quên đối tượng chủ yếu của văn học nghệ thuật, một đối tượng toàn xã hội phải hướng tới, phục vụ hết mình. Quan niệm nghệ thuật của ông Thông có khác nào quan niệm của nhân vật Hoàng trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao. Để thuyết phục bạn mình chuyển hướng sáng tác, ông đã phỉ báng nhân dân, những người không chỉ nuôi sống mà còn nuôi dưỡng sự nghiệp sáng tạo của ông Tuấn. Qua những lời nói, ta thấy trong suy nghĩ của ông Thông chứa đựng đầy rẫy mâu thuẫn. Lúc đầu, chính ông thừa nhận ông Tuấn “đi đúng hướng”, nhưng khi muốn thuyết phục bạn chạy theo đồng tiền thì ông lại khuyên ông Tuấn: “Bác phải vẽ khác đi. Phải vẽ sao cho người ta chẳng hiểu mình vẽ cái gì, nói cái gì… thế mới là khám phá, sáng tạo, tìm tòi, đổi mới… là siêu trí tuệ, là Tây”. Như vậy là ông Thông khuyên bạn đi lừa, “làm mù” thiên hạ. Lúc đầu, ông Tuấn còn nửa tin, nửa ngờ. Đến lúc, ông Thông vừa nói, vừa rút tiền đặt cọc. Một xấp tiền năm triệu (thời điểm những năm 1990 số tiền ấy to lắm) có sức cám dỗ kỳ lạ đối với một họa sỹ nhà quê. Trước những lời bóng bảy, những viễn cảnh ông bạn vẽ ra, ông Tuấn đã siêu lòng.
Từ khi nhận lời ông Thông, ông Tuấn vung tiền, vung sức ra lao động sáng tạo kiểu “tranh Tây”. Ông mang tiền khao bạn bè, “kéo bạn ra nhà hàng đập phá”. Ông đầu tư mua sắm các vật dụng nội thất sang trọng mà trước đây ông không bao giờ mơ tới. Ông không muốn vẽ những người nông dân và con trâu, con bò như trước nữa. Từ đấy, khán giả thưa dần và “khách hàng” cũng vì thế mà vắng bóng.
Điều gì đến cũng đã đến. “Tiếng ô tô con toe toe ngoài cổng, cả nhà nín thở chạy ra”. Và kết cục của câu chuyện đã mở ra: “Ông Thông vặn người quay vào với trong xe lấy ra một cuộn giấy to. Mọi người trố mắt nhìn ông khi thấy đó là cuộn tranh ông nhận ở ông Tuấn hai tháng trước”. Chưa hết, để tạo điểm nhấn cho bi kịch của câu chuyện, tác giả đã cho xuất hiện cảnh: “Giữa lúc ấy thì lại có hai thanh niên to con, lực lưỡng tướng dáng những anh chị đại ca… cưỡi xe máy lao rầm vào tận sân. Vừa dừng xe, một gã đã hất hàm nói bô bô: Được tin hình như hôm nay họ mang tiền bán tranh về cho ông… Bà chủ nhà hàng Tiên Dung cho chúng tôi về xin ông thanh toán ngay cho số tiền ông chiêu đãi, ăn khao mấy bữa vừa rồi…”.
Người đọc thương cho ông Tuấn và những người trong gia đình khi nhìn cảnh: “Chàng thanh niên vừa nói nọ liền thử chạm vào vai ông Tuấn mà vẫn thấy ông không hề động đậy gì, mặc dù hai mắt vẫn mở trừng trừng (và mấy người cũng vậy)”. Như vậy trong truyện ngắn, tác giả đã xây dựng hai nhân vật có đặc điểm và tính cách tương phản để nêu bật chủ đề về quan điểm sáng tạo nghệ thuật. Nhân vật ông Tuấn bình dị, cả đời gắn bó với ruộng đồng, sồng gần gũi với bà con nông dân, sống thật thà đến dễ tin. Những tác phẩm của ông vì vậy cũng bám sâu gốc rễ vào cuộc sống phản ánh được bản chất của đời sống người bình dân, đối tượng đông đảo của xã hội. Ông thành công là vì thế.
Cùng với làn sóng của cơ chế thị trường, ông Thông xuất hiện. Ông Thông có ngoại hình, phong cách rõ ra là sản phẩm của đời sống thị trường. “Người ông béo tốt, phì nhiêu ra dáng một người phong lưu, lọc lõi ở đời”. Trong những lập luận của ông Thông thể hiện một tính cách không trung thực, nếu không muốn nói là tráo trở, lọc lừa. Ông Thông đã xui bạn đi lừa thiên hạ. Ông tưởng thiên hạ toàn là những người ngu. Khi ông rủa thiên hạ “Họ ngu quá” thì người ta lại hiểu ngược lại. ở Tây cũng như ở ta, phần lớn người lắm tiền đâu phải được kiếm ra bằng những mánh khóe lọc lừa như ông. Tiền là mồ hôi, trí tuệ của họ nên họ sử dụng đúng chỗ, có hiệu quả. Kết cục có tính chất bi hài của câu chuyện là kết cục tất yếu của những nghệ sỹ kém cỏi lại không nghiêm túc trong lao động sáng tạo, thiếu tôn trọng chủ thể của nghệ thuật. Qua những lập luận của ông Thông ta thấy đây là một con người hiểu biết nông cạn về nghệ thuật, về hội họa và một con người thiếu văn hóa. Sai lầm lớn nhất của ông Thông là đã coi thường người dân lao động, đối tượng phục vụ và chính là nguồn đề tài không bao giờ cạn của văn học nghệ thuật. Xét về chiều sâu văn hóa, khi xui bạn học đòi theo Tây, muốn giàu như Tây, ông đã đẩy bạn đến chỗ đánh mất mình, xa rời bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bằng việc xây dựng hình ảnh tương phản giữa hai nhân vật, từ diễn biến và kết thúc câu chuyện, tác giả Thanh Thản đem đến cho người đọc một thông điệp, một “tuyên ngôn” nghệ thuật có thể đã cũ nhưng vẫn đúng: Muốn thành công, văn học nghệ thuật phải gắn bó mật thiết với đời sống lao động. Nghệ thuật chỉ thực sự phát triển, đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển chung của xã hội, khi nó xác lập được mối liên hệ vừa sâu xa, vừa trực tiếp với đời sống chính trị, văn hóa, đạo đức của xã hội… Với truyện ngắn “Ông họa sỹ làng tôi”, tác giả không chỉ đề cao giá trị của tác phẩm nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống nhân dân, ngợi ca những tấm gương lao động nghệ thuật vì con người, mà còn phê phán quan điểm sai trái trong lao động nghệ thuật. Nhà văn Thanh Thản đã thành công khi dùng hình tượng nghệ thuật minh họa sinh động cho mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật với đời sống xã hội. Đây là quan điểm nghệ thuật chân chính.

Đỗ Văn Chuyế